Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), quy hoạch hiện nay diễn ra khá “trái ngược”, tiển khai quy hoạch kinh doanh thì nhanh nhưng các công trình hạ tầng, kỹ thuật thì giậm chân tại chỗ.
Dư thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá cao
VNREA vừa có văn bản gửi Cục Quản lý thị
trường bất động sản (Bộ Xây dựng) góp ý cho đề án “Đánh giá tình hình thị
trường, dự báo xu hướng trung hạn, để xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để
thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”. Trong đó chỉ
ra nhiều điểm hạn chế của thị trường bất động sản.
Theo VNREA, thị trường hiện vẫn đang có sự
chênh lệch cung cầu nhất là nhà ở không phù hợp với nhu cầu thị trường. Sản
phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao dư thừa nhưng lại thiếu sản phẩm
bình dân, đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân cư. Giá cả nhà ở không ổn định,
không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản cũng như không phù hợp với
khả năng chi trả của người dân, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của
từng địa phương.
Cũng theo cơ quan này, thị trường bất động sản
Việt Nam phát triển thiếu minh bạch từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư,
giao dự án đến giao dịch trên thị trường.
Cơ chế xin cho trong việc giao dự án bất động
sản và lan truyền nhiều tin
tức bất động sản dễ dẫn đến tham nhũng, tình trạng giao dịch ngầm dẫn đến
hiện tượng làm giá, đầu cơ, lũng đoạn thị trường diễn ra tại nhiều dự án. Một
trong những nguyên nhân của hạn chế này, theo VNREA là do công tác kiểm soát,
điều tiết của Nhà nước đối với thị trường chưa tốt.
Xây nhà để bán thì nhanh, trường học, bệnh viện ‘mặc kệ’
Nhận định về công tác quy hoạch, VNREA cho
rằng, đang tồn tại tình trạng dễ làm, khó bỏ, triển khai các phần quy hoạch có
thể kinh doanh được thì làm rất nhanh nhưng các công trình hạ tầng, kỹ thuật
lại chậm triển khai, thậm chí không triển khai. Điều đó dẫn đến tình trạng các
dự án khu đô thị bỏ hoang, khu nhà ở phát triển mới ở khu ven đô đều thiếu nhà
trẻ, trường học, bệnh viện, dịch vụ, không thu hút được người dân đến ở, bỏ
hoang gây lãng phí tiền của xã hội.
Đặc biệt, VNREA cũng kiến nghị các công trình
hạ tầng xã hội phải được đầu tư song song với công trình nhà ở. Chủ đầu tư chỉ
được phép kinh doanh nhà ở khi đã đầu tư xong công trình hạ tầng xã hội. Cùng
với đó, theo Hiệp hội này, cần nghiêm cấm bố trí quy hoạch, các công trình hạ
tầng xã hội vào vị trí dân cư hiện hữu, nghĩa trang hoặc khu vực khó giải phóng
mặt bằng.
Tại Hà Nội, thực tế này cũng đang diễn ra trên
nhiều phường nội thành có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Như tại phường
Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), trên địa bàn có 72 toà chung cư cao tầng
và hàng loạt khu đô thị mới nhưng các chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán
dẫn đến tình trạng thiếu trường học.
Trước đây khi mới lên phường, Hoàng Liệt chỉ
với khoảng gần 12.000 người, nhưng nay tăng đột biến với khoảng 75.000 người và
sẽ chưa có dấu hiệu dừng lại khi hàng loạt khu đô thị, khu nhà cao tầng trên
địa bàn tiếp tục xây dựng.
Điều đáng nói dân số tăng “không phanh” nhưng
hạ tầng xã hội thì đứng im. Hàng loạt khu đô thị mới xây san sát trên địa bàn
Hoàng Liệt như khu Tây Nam Linh Đàm; Pháp Vân-Tứ Hiệp…, dù đã đưa vào sử dụng
với hàng nghìn căn hộ nhưng đến nay chưa có chủ đầu tư nào chịu xây trường học
cho dân.
Chỉ riêng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, khi
các toà nhà HH khu Tây Nam Linh Đàm đưa vào sử dụng dân cư của phường tăng hơn
30.000 người. Thế nhưng cũng không có dự án trường học nào được chủ đầu tư xây
dựng. Đến nay chỉ có mỗi trường Tiểu học công lập ở khu này được xây bằng ngân
sách của quận - lãnh đạo phường Hoàng Liệt cho hay.
Cũng ngay tại phường Hoàng Liệt, theo cán bộ
phường này, trước đây có 3 dự án quy hoạch trường học trên địa bàn phường thì
đều nằm trên đất nghĩa trang, đất ao đình lâu nay không triển khai vì
không khả thi. Như một dự án trường học nằm trên khu vực nghĩa trang ở Tây Nam
Linh Đàm với hàng nghìn ngôi mộ lâu năm của dân làng thì khó có thể. Dự án
trường học ở khu nghĩa trang Tây Nam Linh Đàm, quận đã kiến nghị bỏ ra khỏi quy
hoạch phân khu vừa được duyệt vì nó không khả thi để trồng cây xanh và mở
đường.
Thực tế này được Hiệp hội Bất động sản Việt
Nam đưa ra kiến nghị rõ: Nghiêm cấm bố trí quy hoạch, các công trình hạ tầng xã
hội vào vị trí dân cư hiện hữu, nghĩa trang hoặc khu vực khó giải phóng mặt
bằng. Đây cũng là vấn đề nóng trong dư luận đặt ra trong công tác quy hoạch
không chỉ tại Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét